Dấu hiệu mang thai đôi lúc cũng không chính xác hoàn toàn

Posted on:
tags:
Thường thì mỗi bà bầu có kiểu nghén khác nhau, nhưng hầu hết chúng ta đều có những điểm chung về các dấu hiệu mang thai.

Tuy nhiên không hẳn khi bắt gặp những triệu chứng này là chắc chắn chúng ta có thai, thỉnh thoảng đó là một biểu hiện khác cảnh báo tình hình sức khỏe của bạn đấy. Chúng ta cùng tham khảo nhé.

Ảnh minh họa: Internet

1. Khi bạn thấy rỉ một chút máu

Rỉ một chút máu là một trong những dấu hiệu sớm nhất chứng tỏ bạn mang thai. Khoảng 6-12 ngày sau khi thụ thai, phôi thai di chuyển xuống tử cung. Một vài mẹ sẽ trải qua cảm giác như bị chuột rút nơi âm đạo.

Nhưng nếu bạn đang trong thời gian kế hoạch, bạn tự dưng bị rò rỉ máu ở âm đạo, ngoài việc có thể nghĩ bạn có thai, thì bạn cũng nên nghĩ tới các trường hợp như: bạn có kinh nguyệt sớm hoặc chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi, âm đạo bị nhiễm độc, hoặc do bạn giao hợp quá mạnh.

2. Khi bạn chậm hoặc mất kinh

Đây là một trong những triệu chứng chung báo hiệu bạn mang thai thường thấy ở tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai thì chu kỳ tới, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn hơn bình thường.

Ở một điều kiện khác, chậm kinh nguyệt có thể là do bạn đang tăng cân, mệt mỏi, thay đổi hormone, bị áp lực, stress.

3. Khi bạn cảm thấy ngực căng, nhạy cảm

Hiện tượng này bắt đầu từ 1-2 tuần sau khi thụ thai. Ngực trở nên nhạy cảm, đau và căng khi chạm vào.

Tuy nhiên hiện tượng này xảy ra có thể do mất cân bằng hormone. Bạn sắp có kinh nguyệt, ngực bạn cũng căng như thế.

4. Bạn cảm thấy mệt mỏi và thường cáu kỉnh

Tuần đầu tiên sau khi thụ thai, bạn thường có cảm giác mệt mỏi, hay cáu gắt. Tuy nhiên, nếu bạn mệt mỏi vì công việc, áp lực căng thẳng, cảm lạnh hoặc cúm cũng khiến bạn như vậy.

5. Buồn nôn vào mỗi sáng thức dậy

Triệu chứng này thường xuất hiện từ 2-8 tuần sau khi bạn thụ thai. Một vài mẹ bầu thường ốm nghén vào buổi sáng và đa phần thấy buồn nôn.

Mặt khác, bạn có triệu chứng này có thể vì bạn ăn thức ăn nhiễm độc, mệt mỏi, hoặc do rối loạn tiêu hóa.

6. Bạn cảm thấy đau lưng

Đau vùng lưng gần hông là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đã có em bé.

Nhưng cũng có thể là một nguyên nhân khác chẳng hạn như bạn đang sắp đến ngày đèn đỏ, hoặc đó là dấu hiệu cho thấy lưng bạn đang có vấn đề.

7. Bạn hay bị đau đầu

Sự tăng nhanh hormone trong cơ thể khi có thai khiến bạn sẽ có triệu chứng đau đầu.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị thiếu nước, do tác động của những chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá, rượu hoặc cũng có thể do bạn bị đau đầu kinh niên.

8. Khi bạn đi tiểu thường xuyên

Khoảng 6-8 tuần sau khi thụ thai, bạn cảm thấy cơ thể của mình cần thải ra nhiều chất và thường xuyên phải đi tiểu.

Nhưng cũng có một cách lý giải thích khác là do bạn hấp thụ quá nhiều nước, hoặc do ăn quá nhiều chất lợi tiểu.

9. Khi bạn thấy núm vú có quầng tối

Những vùng da xung quanh núm vú trở nên sậm màu hơn bình thường trong thời gian bạn mang thai.

Nhưng chưa hẳn bạn đã có thai khi chỉ dựa vào dấu hiệu này, có thể bạn bị mất cân bằng hormone cơ thể.

10. Bỗng dưng bạn thèm ăn

Tự dưng bạn thèm những đồ ăn mà bạn dường như không có hứng thú. Đó cũng là cảm giác mà bạn có khi mang thai.

Nhưng điều đó cũng có nghĩa là do bạn ăn thiếu cân bằng các chất hoặc do bạn cảm thấy bị áp lực vì công việc, mệt mỏi nên sinh ra thèm ăn.

Trên đây là 10 dấu hiệu mang thai mà các chị em phụ nữ cần để tâm đến nhé.

Theo http://www.ebe.vn/chuan-bi-mang-thai/dau-hieu/dau-hieu-mang-thai-cung-co-the-sai-3252

Thực phẩm giúp mẹ bầu trị chứng ốm nghén

Posted on:
tags: ,
Không những bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu một cách hiệu quả, những thực phẩm này còn thổi bay tình trạng ốm nghén mệt mỏi.

dinh duong cho ba bau

Có những thực phẩm có thể giúp bạn xua tan đi cảm giác buồn nôn nhanh chóng và hiệu quả. Buồn nôn đi kèm với đau đầu và các triệu trứng khó chịu khác khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, để tránh tình trạng trên các mẹ bầu nên sử dụng các thực phẩm dưới đây để là giảm chứng buồn nôn khó chịu đó. 

1. Gừngvà mứt gừng

Gừng là vị thuốc tự nhiên chống buồn nôn rất tốt. Hãy ăn gừng tươi, mứt gừng hoặc uống trà gừng mỗi khi có cảm giác khó chịu, buồn nôn.

2. Táo

Hàm lượng chất xơ cao trong táo có thể giảm nhẹ hiện tượng buồn nôn. Bên cạnh đó, táo cũng rất tốt cho sức khỏe.

3. Chuối

Tình trạng chung các bà bầu khi buồn là cảm thấy mệt mỏi. Ăn chuối giúp tăng cường năng lượng và giảm buôn nôn. 

4. Bạc hà

Hãy làm quên đi cảm giác buồn nôn bằng cách khiến mình trở nên bận rộn hơn. Nhai lá bạc hà hoặc kẹo cao su bạc bà có thể là cách tốt giúp quên đi cảm giác buôn nôn. 

5. Các loại hạt

Một nắm các hạt như hạnh nhân, đậu phộng có tác dụng phục hồi năng lượng và chống hiện tượng buồn nôn.

6. Trái cây họ cam quýt

Trái cây họ cam quýt có mùi vị dễ chịu giúp đánh bay cảm giác buồn nôn.

7. Nước

Tình trạng buồn nôn thường đi kèm với đau đầu. Để giảm nhẹ tình trạng này, các bà bầu nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, chú ý không nên uống quá nhiều một lúc.

8. Ăn hoặc ngửi chanh/hạt tiêu

Giống như gừng, hạt tiêu và chanh cũng có tác dụng rất tốt để làm dịu đi cơn buồn nôn. Hãy mang theo mình một vài hạt hạt tiêu, chanh hoặc gừng để ngửi và hãy uống trà chanh/trà gừng mỗi khi cảm giác khó chịu.

Dinh dưỡng từ trái cam với bà bầu

Posted on:
tags: , ,
Trong quả cam có chứ nhiều canxi và vitamin giúp chống bệnh cảm cúm và tăng cường khả năng miễn dịch cho bà bầu.

dinh duong cho ba bau

Dinh dưỡng từ trái cam:

Trong cam có chưa nhiều dinh dưỡng cho bà bầu, cần thiết cho sự phát triển của bà bầu và của thai nhi

  • Vitamin A
  • Vitamin C
  • Canxi
  • Axitfolic
  • Chất xơ
  • Kali

Tăng sức đề kháng

Nước cam chứa nhiều canxi và vitamin có khả năng cống bệnh cảm cúm và tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra nước và vỏ cam còn chữa bệnh ho hiệu quả

Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh

Axit folate và folic trong quả cam rất cần thiết cho việc ngăn ngừa khuyết tật bấm sinh sớm trong thai kỳ và bào đảm một thai kì khỏe mạnh.

Đẩy nhanh quá trình thụ thai

Axit folic vô cùng quan trọng đối với phụ nữ có thai và đang cố gặng thụ thai. Dưỡng chất này có nhiều trong nước cam giúp sản sinh ra các tế bào máu khỏe mạnh

Điều hòa huyết áp

Do nước cam tươi có chứa axit folic, canxi, kali rất tốt cho việc điều hòa và ổn định huyết áp , rất tốt với những bà bầu cao huyết áp.

Giải độc, lợi tiểu

Chất limonoid có trong nước cam giúp ngăn ngừa tế bào ung thư, có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Phụ nữ mang thai thường xuyên ăn cam có tỉ lệ mắc bệnh ung thư (phổi và dạ dày) khá thấp. Chất xơ trong cam cũng giúp mẹ bầu nhuận tràng tốt hơn.

dinh duong cho ba bau

Cách chọn cam ngon:

  • Chọn cam da bóng, cầm nặng tay. Phần vỏ cam và phía xung quanh cuống dày và cao trong khi phần chính giữa núm lõm hơn so với xung quanh
  • Cam chín tự nhiên hơi vàng mỡ gà ở phần đáy, vỏ mỏng.
  • Không nên chọn cam vàng tươi, đã rụng cuống.
  • Không nên chọn cam sành quá to, da sần sùi, vàng chóe một bên vì đây là những quả bị rám nắng, nên vỏ dày và ít nước.

Những món ăn bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Posted on:
tags: , ,
Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Hãy cái thiện bữa ăn bằng các món ăn được chế biến ngon hương vị hấp dẫn, kích thích mùi vị. Hãy chăm sóc bé yêu của bạn bằng những món ăn này nhé.

1. Cháo chim cút

suy dinh duong

- Chim cút 1 con (250-300g), gạo nếp 30g, gạo tê 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ

- Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phỏi, phần đầu từ mắt trở lên), ướp mắm muối trong 20 phút.

- Vỏ quýt rán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng với gạo tẻ và gạo nếp. Lượng nước cho vào vừa đủ để ninh thành cháo.

- Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5-10 ngày.

2. Cháo thịt cóc

suy dinh duong

- Thịt cóc 5g, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ.

- Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, sau đó nướng vàng tán thành bột.

- Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi thêm nước vừa đủ.

- Đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào quấy đều. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng.

- Ngày mẹ nên cho bé ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó lại tiếp tục ăn.

3. Cá quả hấp

suy dinh duong

- Cá quả 1 con (khoảng 250g), tỏi 2 tép, bột gia vị vừa đủ.

- Cá quả làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2-3 nhát.

- Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, bột gia vị ướp cá. Sau 20 phút đem hấp cách thủy

- Khi ăn, mẹ cho bé ăn thịt cá nạc và nước; ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5-10 ngày.

4. Cháo thịt bò băm nhỏ lòng đỏ trứng

suy dinh duong

- Thịt bò 100g, gạo 100g, lòng đỏ trứng 30g, hành tây 10g, vừng trắng 5g, xì dầu 10g, muối 3g.

- Vo sạch gạo để ráo trong khoảng nửa giờ; thịt bò rửa sạch băm nhỏ; hành tây rửa sạch, thái nhỏ.

- Cho vào nồi lượng dầu thích hợp, cho thịt và hành vào xào thơm.

- Thêm gạo và nước vào đun sôi. Sau đó, văn nhỏ lửa đun tiếp khoảng 40 phút. Cho muối vào rồi múc ra, sau đó cho thêm lòng đỏ trứng vào đánh đều. Cuối cùng có thể cho thêm vừng vào là mẹ đã có một món ngoan dành cho bé.

5. Gan gà hấp

- Gan gà 150g, phục linh 10g, bột gai vị vừa đủ. Có thể thay gan gà bằng gan lợn.

- Phục linh tán thành bột. Gan gà rửa sạch thái vừa miếp ướp gia vị.

- Trộn bột phục linh với gan gà cho đều, sau đó hấp cách thủy.

- Khi chín, mẹ cho bé ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 5-10 ngày.

Mẹ cần kịp thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé khi nhận thấy có dấu hiệu suy dinh dưỡng, đồng thời cũng nên cho bé đi khám kiểm tra đinh kì để phát hiện vấn đề đúng lúc.

Bài thuốc giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân

Posted on:
tags: ,
Con bạn bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, bạn có thể sử dụng một trong các bài thuốc dưới đây để giúp trẻ lên cân.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, hay quấy khóc, it hoạt động, bụng to dần, bắp thịt tay chân mềm nhão, chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi… Những trẻ không hoặc ít được bú sữa mẹ, trẻ sinh thiếu tháng nhẹ cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đều dễ bị suy dinh dưỡng nếu thiếu điều kiện chăm sóc chu đáo.

Đông y có một số bài thuốc trị chứng này ở trẻ:

suy dinh duong

Lấy 5 gr vỏ quýt, 5 gr chỉ thực, 5 gr hoàng liên, 6 gr kê nội kim, 6 gr la bặc tử (sao), 10 gr sơn tra, 10 gr thần khúc, 10 gr mạch nha. Đổ 600 ml nước sắc còn 150 ml chia uống ba lần trong ngày sau các bữa ăn hoặc lúc đói bụng (sáng, trưa, chiều), ngày một thang.

Lấy 2 gr sa nhân, cam thảo nam 4 gr, mạch môn 4 gr, sinh địa 6 gr, bạch truật 6 gr, hoài sơn 12 gr, sắc uống ngày một thang, có tác dụng chữa suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài.

Lấy một cái gan gà thái nhỏ, 10 gr ý dĩ tán bột, 15 gr hoài sơn, hấp chín ngày ăn hai lần.

Lấy 50 gr trần bì, 80 gr hạt quân tử, 100 gr hoài sơn, 100 gr hạt keo giậu, 100 gr thần khúc, 100 gr hạt sen, 100 gr ý dĩ. Tất cả đem phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, hoàn viên bằng hạt đậu xanh. Ngày cho trẻ uống 15 - 20 viên.

Chế độ dinh dưỡng cần thiết ở người già

Posted on:
tags: ,
Ở người già, khi càng có tuổi, các cơ quan trong cơ thể dần suy yếu dẫn đến tình trạng sức khỏe xấu, ảnh hưởng không ít tới cuộc sống của bản thân cũng như người thân xung quanh. 

Ngoài việc giữ được tinh thần tỉnh táo, lạc quan, thì việc giữ một chế độ ăn uống hợp lý nhắm tránh tình trạng suy dinh dưỡng ở người già là một điều vô cùng quan trọng.

Bài viết xin giới thiệu với những người nội trợ trong gia đình lưu ý khi đi chợ và chế biến thức ăn làm sao để ông bà cha mẹ chúng ta được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà hạn chế được những bệnh của tuổi già.

suy dinh duong

Phải đảm bảo 3 yếu tố cần thiết cho cơ thể của tuổi già:

1. Năng lượng: Năng lượng cần thiết cho cơ thể phải đạt được từ 1800 - 2000 kg calo, tùy thuộc vào cơ thể và cân nặng của người già mà điều chỉnh.

2. Chất lượng: Bữa ăn cho người già phải đảm bảo đủ các thành phần sau:

  •  Đạm: chiếm 15% gồm đạm động vật gồm thịt heo, bò, gà, cá từ 50 - 100 gr/ngày. Đạm thực vật gồm các loại đậu như đậu nành/tương, đậu rồng, đậu Hà Lan, đỗ xanh, đỗ đen.
  •  Chất béo: chiếm 15% gồm các loại dầu như dầu ôliu, dầu hướng dương, dầu mè, tránh dùng các loại dầu như dầu dừa, tránh sử dụng chất béo từ động vật nhưng sử dụng mỡ cá thì được.
  •  Chất bột: chiếm 60% gồm các loại ngũ cốc, mỗi bữa ăn có thể ăn từ 2 - 4 chén cơm/lần và tốt nhất là nên chia ra nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày.
  •  Rau, trái cây: chiếm 10% rất cần thiết cho cơ thể của người già. Tất cả các loại rau tươi, trái cây trên thị trường theo mùa.
3. Nước: người già cần một lượng nước từ 1 - 1,5 lít/ngày.

Người ta thường nói trong một bữa ăn cần phải cân bằng âm dương, điều này có thể hiểu như sau. Các thực phẩm được coi là âm gồm các loại trái cây có màu xanh, tím, lục. Thực phẩm được coi là dương gồm các loại có màu đỏ, nâu, cam, vàng.

Một bữa ăn rất bình thường của một nói chung cần phải đảm bảo tối thiểu một lượng rau chiếm từ 30-35%, ngũ cốc 5%, đạm động vật 5%, thực vật 5% có thể tăng đạm thực vật lên 10% mà không cần đạm động vật. Chế độ dinh dưỡng hợp lí có thể được hiểu là ăn sao để nếu chưa có bệnh thì phòng bệnh, nếu có bệnh thì ăn để trị bệnh.

3 nguyên tắc khi ăn đối với người già:

  •  Ăn khi đói nhưng đói 10 thì chỉ ăn 7.
  •  Ăn đủ thành phần dinh dưỡng.
  •  Ăn để phòng bệnh và trị bệnh.

Nên ăn nhiều rau củ và trái cây, ăn đạm thực vật nhiều hơn đạm động vật để tránh bệnh gút.

Nên ăn chất béo thực vật, hạn chế ăn mặn mỗi ngày chỉ 1 thìa cà phê muối, hạn chế ăn ngọt để tránh bệnh tiểu đường. Hạn chế ăn đồ chiên rán để tránh bệnh mỡ trong máu.

Bổ sung dinh dưỡng ở người cao tuổi

Posted on:
tags: ,
Hiện tại ở Việt Nam có tới 61% người cao tuổi bị suy dinh dưỡng, suy chức năng nên phải thường xuyên dùng thuốc. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc làm một số bệnh tật xuất hiện, nhất là khi cơ thể đã yếu theo thời gian.

Cơ thể con người tuổi xế chiều thường suy yếu cần phải bồi dưỡng. Việc dùng thuốc bổ là cần thiết. Thuốc bổ thường là các vitamin, chất khoáng, các acid amin, hợp chất đơn giản do chuyển hóa chất đạm tạo thành. Chúng có tác dụng làm trẻ hóa tế bào, tăng cường khả năng biến đổi thức ăn thành dưỡng chất nuôi cơ thể, bồi bổ xương khớp, chống loãng xương, gây tai nạn gãy xương...

suy dinh duong

Thuốc bổ chống oxy hóa

Nhóm thuốc bổ này có tác dụng làm tăng tuổi thọ tế bào, đề phòng bệnh tật tuổi già như bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh nhiễm trùng, rối loạn thị giác. Thành phần gồm có 4 chất beta caroten, vitamin C, vitamin C, vitamin E và selenium.

Các acid amin

Có khoảng 20 acid amin rất cần cho cơ thể, trong đó có 8 acid amin thiết yếu buộc phải được cung cấp từ thức ăn, thức uống, đó là leucin, isoleucin, methionin, phenylmethionin, thionin, tryptophan, valin và lysin.

Thuốc bổ chứa các acid amin được dùng để bổ sung các acid amin thiết yếu mà cơ thể có thể thiếu hụt. Riêng lysin có trong thành phần nhiều loại thuốc bổ, được bổ sung vào nhiều loại thức ăn vì nó không những bổ trợ chất dinh dưỡng mà còn tham gia vào nhiều phản ứng chuyển hóa trong cơ thể, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Thiếu lysin sẽ sinh chứng chán ăn, rối loạn chuyển hóa chất béo, gây yếu cơ.

Thuốc bổ 3B

Thường được người cao tuổi uống để đề phòng đau nhức thần kinh, cơ bắp, thấp khớp và suy dinh dưỡng.

Các chế phẩm đều có hàm lượng nhu cầu bình thường hàng ngày. Khi sử dụng thuốc bổ 3B này cần lưu ý có thể dùng quá liều gây một số tác dụng có hại.

Thuốc bổ đa vitamin

Một số người dùng thuốc này để tự bồi dưỡng vì cho rằng sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các vitamin cho cơ thể. Nhưng ít người biết rằng sử dụng thuốc đa vitamin trong thời gian dài sẽ gây những phản ứng phụ do thừa một vài sinh tố nào đó. Nếu sử dụng dài ngày và dùng liều cao phải lưu ý vì chúng có thể gây nhiều tác dụng có hại nếu dùng quá liều.

Thuốc bổ đa vitamin được bổ sung thêm khoáng chất nên cần lưu ý:

  •  Thừa coban sẽ có nguy cơ rối loạn tuyến giáp và tim.
  •  Thừa chất sắt gây ngộ độc, viêm dạ dày ruột cấp, tiêu chảy, phân đen.
  •  Thừa iot gây ức chế hoạt động tuyến giáp, gây nhược giáp.
  •  Thừa kẽm sẽ cản trở việc hấp thu, sử dụng đồng và sắt.

Thuốc bổ chống loãng xương

Người cao tuổi xương bị xốp, dễ gãy, chỉ trượt ngã nhẹ cũng có thể gãy xương. Thuốc bổ nhóm này là thuốc bổ hỗn hợp giữa canxi và vitamin D. Nếu sử dụng lạm dụng sẽ tăng canxi máu, gây vôi hóa mô mềm, xương hóa sụn và suy thận.

Thuốc bổ trợ giúp tiêu hóa

Loại thuốc này thường kết hợp các enzym giúp tiêu háo thức ăn như amylase, lipase, protease hoặc kết hợp với enzym tuyến tụy, chiết xuất từ mật bò và các chất chống đầy hơi như dimethicone

Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

Posted on:
tags: ,
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho một sức khỏe tốt của mọi người, mọi lứa tuổi, nhất là người cao niên.

Suy dinh dưỡng là tình trạng gây ra do sự mất cân bằng giữa thực phẩm tiêu thụ và nhu cầu năng lượng của cơ thể. Sự kiện này có thể là do ăn quá ít hoặc ăn không đồng đều các thực phẩm căn bản như đạm, chất béo và chất bột đường.


suy dinh duong

Diễn tiến bình thường ở tuổi già

Khi tới tuổi cao, cơ thịt giảm, da khô, xương xốp nhưng ở bụng, ở mông thì tế bào mỡ phát triển. Các chức năng sinh học suy yếu: chuyển động co bóp và sự hấp thụ thực phẩm của ruột và bao tử giảm; bớt cảm giác về ăn uống như nếm, ngửi, nhìn thực phẩm; răng lung lay; ít khát nước, ít thấy đói. Nhiều dược phẩm mà người già dùng cho các bệnh kinh niên cũng ảnh hưởng tới khẩu vị.

Nguy cơ suy dinh dưỡng

a- Sống đơn độc. Ăn ngon cần có người cùng ăn mới thấy có hứng thú. Người sống một mình thường ăn qua loa cho xong bữa, nên ăn ít, nhất là khi không có người bạn đường nấu cho mình cũng như để chia sẻ ngọt bùi.

b- Rối loạn tâm thần như trầm cảm (depression), đặc biệt là với với quý cụ sống trong viện dưỡng lão; tiếc thương vì sự ra đi của người bạn trăm năm.

c- Không ý thức sự quan trọng của dinh dưỡng, ăn gì cũng được, cốt sao cho no bụng thì thôi.

d- Ăn không đủ chất dinh dưỡng hoặc không đúng cách, không biết cất giữ, nấu nướng thức ăn.

e- Thiếu thốn vật chất, không được cung cấp đủ thực phẩm. Nhiều người đau ốm kinh niên để dành tiền mua thuốc hoặc trả tiền nhà, điện nước hơn là mua thực phẩm

g- Phụ thuộc vào người khác. Người bị đau xương khớp kinh niên, di chuyển khó khăn không đi mua và không nấu nướng được. 

h- Người già bị gia đình bỏ rơi, lạm dụng, không được nuôi dưỡng đầy đủ.

i- Các bệnh kinh niên như ung thư, bệnh phổi, bệnh tim đều đưa tới suy dinh dưỡng. Giảm dịch vị bao tử khiến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt, đường lactose bị trở ngại. Chức năng của gan giảm, khiến cho sự chuyển hóa thực phẩm chậm.

l- Bệnh răng miệng. Răng cũ lung lay, răng giả không khít hàm đưa tới khó khăn nhai thức ăn; miệng khô nước miếng khiến nhai thực phẩm như nhai bông gòn; nuốt thức ăn xuống thực quản khó khăn.

m- Mất cảm giác nếm, ngửi thực phẩm. Nhiều vị cao niên mất hứng thú trong ẩm thực vì họ không cảm thấy hương vị và nhìn thấy sự hấp dẫn của thực phẩm do giác quan yếu. Nhiều khi, để có khẩu vị, họ tăng gia vị như ăn nhiều muối, nhiều đường, nhiều đồ cay.

n- Uống nhiều rượu. Số người cao tuổi uống rượu lên tới 10%. Các cụ uống ít một nhưng nhiều lần trong ngày, gọi là nhâm nhi cho ấm bụng, tiêu cơm. Rượu không mang chất dinh dưỡng cho cơ thể.

o- Trường hợp suy dinh dưỡng vì mất khoái cảm ăn (loss of appetite) cần được nói thêm. Nhiều người cứ cho chuyện mất ngon miệng là chuyện đương nhiên ở người già mà thực ra nó có thể gây ra do một số bệnh kinh niên như:

  • Bệnh phổi: sự mất kí ngoài ý muốn thường thấy ở 75% người có bệnh phổi mặc dù họ ăn uống đầy đủ. Đó là do năng lượng mất đi và tăng chỉ số biến hóa, đưa đến suy yếu hoành cách mô, thở khó khăn.
  • Bệnh tim: theo nhiều chuyên gia, sau thời gian vài năm mất kí vì bệnh phổi thì bệnh tim sẽ xuất hiện. Bệnh nhân mất thêm kí, ăn mất ngon, mệt mỏi, cơ thịt tiêu hao.
  • Bệnh ung thư: hầu hết người mắc bệnh ung thư đều mất kí, có thể vì có sự tăng gia biến hóa, thay đổi nội tiết hoặc do tác dụng của thuốc chữa ung thư.
  • Sa sút trí tuệ: nhóm người này thường mất khả năng tự ăn uống, không còn cảm giác với thực phẩm.

Những dấu hiệu của suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng đôi khi được phát hiện khi các cụ thấy quần áo tự nhiên rộng, lỏng. Còn khi đi khám bác sĩ thì định bệnh căn cứ vào bệnh sử, khám toàn thân, cân đo sức nặng, thử nghiệm máu (hồng cầu, kích thích tố tuyến giáp, chức năng gan), thử phân kiếm ký sinh trùng, máu; chụp quang tuyến tim phổi, bộ máy tiêu hóa...

Người bị suy dinh dưỡng thường đờ đẫn, lơ là với mọi người, với sự việc xẩy ra chung quanh hoặc đôi khi lại gắt gỏng, khó tính. Da khô, xanh lợt, dễ bầm, vết thương lâu lành. Tóc khô ròn, rụng nhiều; móng tay khô, nứt; ăn không ngon miệng; giảm cảm giác với mùi vị thực phẩm; miệng khô, lưỡi và môi lở; nhai nuốt khó khăn; hay buồn ói, buồn nôn; đại tiện bón, lỏng bất thường; nhịp tim nhanh; hơi thở khó khăn. Cơ thể mỗi ngày một gầy đi, sức khỏe suy giảm, các bệnh đang có trầm trọng thêm lên, di chuyển khó khăn, dễ ngã, dễ bị tai nạn.

Hậu quả của suy dinh dưỡng

- Thương tổn thể xác và tâm thần.
- Dễ dàng mắc các chứng bệnh truyền nhiễm.
- Tăng rối loạn với các bệnh chuyển hóa.
- Giảm khả năng hoạt động.
- Tăng nguy cơ tử vong.

Điều trị và phòng ngừa suy dinh dưỡng

Vấn đề ưu tiên là phát hiện và điều trị các nguyên nhân đưa tới suy sinh dưỡng như đã kể ở trên. Người bệnh cần được thầy thuốc theo dõi, chuyên viên dinh dưỡng giúp chỉ dẫn món ăn bổ dưỡng, nhân viên xã hội giúp giải quyết các vấn đề về hoàn cảnh, giới thiệu tới các cơ quan tương trợ người già, các hội đoàn dân sự.

Sự biếng ăn là nguy cơ thông thường nhất đưa tới suy dinh dưỡng. Sau đây là vài phương thức để tránh tình trạng này:

a- Khuyến khích người cao tuổi kiếm bạn cùng ăn cho vui. Người cao tuổi có thể đến ăn tại các trung tâm cao niên, ăn chung với người thân trong gia đình, tại các cơ sở tôn giáo có sinh hoạt xã hội.
b- Khuyến khích ăn nhiều vào bữa mà người cao tuổi thích. Nếu bữa trưa là thời gian tốt để ăn thì có thể tăng phần ăn ở bữa này. Ăn làm nhiều bữa nhỏ thay vào ba bữa ăn chính thường lệ.
c- Tránh mau no bụng như đừng uống nước, uống thuốc trước khi ăn.
d- Tránh thực phẩm gây ra nhiều hơi như cabbage, đậu, nước ngọt có hơi, cà phê.
e- Năng vận động cơ thể để kích thích khẩu vị.
g- Giữ gìn vệ sinh răng miệng. Người hay bị khô miệng thì ăn nhiều canh, nước xốt. Khó khăn nhai với răng giả thì có thể dùng thực phẩm bầm nhỏ, nấu thịt nhỏ lửa lâu hơn để có thịt mềm.
h- Khuyến khích dùng thêm thực phẩm phụ cũng như sinh tố, khoáng chất.
i- Thêm gia vị vào thực phẩm để tăng sức quyến rũ khẩu vị người cao tuổi.

Kết luận

Suy dinh dưỡng, nhất là ngoài ý muốn, là vấn đề hệ trọng đối với người cao tuổi. Nó làm tăng nguy cơ bệnh hoạn và tử vong ở lớp người này. Hầu hết những nguyên nhân đưa tới suy dinh dưỡng đều có thể điều trị và phòng ngừa được.
>